Menu

Làm sao để hết đau mỏi vai gáy?

10:01 - 17/12/2020

Đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ, xảy ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột của các cơ hoặc tổn thương xương khớp, đốt sống cổ. Từ đó, gây đau mỏi, nhức nhối, tê bì, khó chịu ở vùng cổ, vai gáy.

Đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ, xảy ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột của các cơ hoặc tổn thương xương khớp, đốt sống cổ. Từ đó, gây đau mỏi, nhức nhối, tê bì, khó chịu ở vùng cổ, vai gáy.

Đau vai gáy phổ biến ở mọi lứa tuổi và đang dần có xu hướng trẻ hóa. Nếu không xử lý và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như đau cổ vai gáy tê tay, đau nửa đầu vai gáy, rối loạn cảm giác các chi hay đau dây thần kinh vai gáy ảnh hưởng tới khả năng vận động và sinh hoạt hằng ngày.

Sau đây là những cách chữa giúp giảm đau vai gáy dưới đây có thể thực hiện ngay tại nhà, tương đối an toàn mà lại có hiệu quả đáng kể trong việc ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn:

1. Chườm nóng bằng ngải cứu sao với muối trắng.

- Tác dụng: Muối là nhân tố “thần kỳ” trong việc hạn chế viêm, sưng khớp. Kết hợp muối cùng ngải cứu sao nóng, chườm lên vùng bị đau sẽ mang lại tác dụng giảm đau sau vài ngày kiên trì thực hiện.

Nguyên liệu: 1 nắm lá ngải cứu, 1 nắm muối trắng

Cách thực hiện: Đem ngải cứu và muối trắng sao vàng lên. Sau đó cho hỗn hợp vừa sao vào túi vải, chườm nóng lên vùng bị đau trong thời gian khoảng 15 phút.

2. Tiêu viêm, giảm đau vai gáy bằng lá kinh giới.

- Tác dụng: Trong lá kinh giới có nhiều hoạt chất giúp làm giảm đau nhức, thư giãn cơ, tiêu viêm và giúp tình trạng co cứng khớp được cải thiện. Do đó, loại cây này thường được dùng trong các bài thuốc điều trị vấn đề về xương khớp nói chung, đau vai gáy nói riêng.

- Nguyên liệu: Hoa, lá của cây kinh giới

-  Cách thực hiện: Lấy khoảng một nắm gồm cả lá và hoa của cây kinh giới đem rửa sạch, để ráo nước rồi phơi trong bóng râm cho đến khi khô. Nhét hỗn hợp vừa phơi vào vỏ gối, kê gối này dưới phần đầu và vai gáy khi ngủ. Thực hiện trong khoảng 5 – 7 ngày để thấy được hiệu quả.

3. Xoa dịu đau mỏi vai gáy bằng cách chườm nóng, chườm lạnh.

- Tác dụng: Xoa dịu đau mỏi vai gáy bằng chườm nóng, chườm lạnh là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, có tác dụng giúp giãn mạch, tăng cường tuần hoàn, giảm co thắt và đau nhức hiệu quả.

- Nguyên liệu: Nước nóng, khăn sạch, 0.5 kg đá lạnh

- Cách thực hiện:

+ Chườm nóng: Dùng khăn sạch thấm vào nước nóng rồi chườm lên vùng da bị đau nhức. Thực hiện liên tục cho tới khi triệu chứng đau giảm bớt.

+ Chườm lạnh: Lấy 0.5 kg đá lạnh cho vào túi chườm và cột chặt, đặt lên vai rồi chườm cho đến khi đá tan hết. Thực hiện từ 4 – 5 lần/1 ngày, mỗi lần cách nhau từ 2 – 3 giờ.

4. Đắp hỗn hợp gừng tươi giúp giảm đau vai gáy.

            - Nguyên liệu: 2 củ gừng tươi, 2 thìa giấm ăn, 1 thìa muối hạt

- Cách thực hiện: Gừng tươi rửa sạch cho hết đất, sau đó cho gừng cùng muối hạt vào cối, giã nát rồi trộn đều với giấm ăn. Đắp hỗn hợp trên vào vùng bị đau nhức, cố định thuốc bằng gạc y tế trong thời gian từ 20 – 25 phút. Thực hiện từ 1 – 2 lần mỗi ngày để bài thuốc phát huy tác dụng.

5. Thực hiện massage cổ vai gáy với dầu massage .

- Tác dụng: massage là liệu pháp giúp bạn xua đi căng thẳng, mệt mỏi, đau nhức nhanh nhất mà không tốn thời gian. Giúp giảm cơn đau nhức cổ vai gáy mỏi nhanh chóng, mà còn thư giãn hiệu quả.

- Chuẩn bị: Dầu massage trị liệu từ tinh dầu và đá nóng. Đá nóng luộc hoặc thả vào nước nóng khoảng 10-15p trước khi dùng để tạo độ nóng cho viên đá.

- Thực hiện: Tắm sạch sẽ, sau đó lấy một lượng dầu massage vừa đủ lên vùng cổ vai gáy mát xa khoảng 10p sau đó lấy 2 viên đá nóng ( mỗi bên tay 1 viên ) massage lên vùng cổ vai gáy. Đá nóng sẽ tác động trực tiếp lên các mô cơ giải phóng đi cơn đau, làm mềm, nhanh chóng xua đi cơn đau nhức.

6. Chườm đá nóng trực tiếp vào vùng bị đau.

Dùng đá nóng chườm trực tiếp vào các vùng bị đau sẽ giúp thuyên giảm và xoa dịu những cơn đau mỏi cổ, vai gáy. Nhiệt nóng giúp hệ thống mao mạch giãn nỡ, máu huyết lưu thông tốt, đả thông các vị trí tắc nghẽn.

Ngoài ra nhiệt nóng còn có tác dụng an thần, điều hòa chức năng thần kinh, thư giãn co thắt cơ, giảm đau nhanh và giảm stress.

Chườm nóng vùng cổ còn giúp tác động sức nóng vào hai động mạch cảnh dọc 2 bên cổ (giữ vai trò bơm máu lên não). Sức nóng sẽ giúp mạch máu dẻo dai, máu huyết lưu thông lên não tốt, đẩy trôi các mảng xơ vữa bám vào thành động mạch cảnh.

Tin cùng chuyên mục