Menu

Các loại sổ đỏ thường gặp mà ai cũng nên biết

19:46 - 11/08/2022

Các loại sổ đỏ thường gặp mà ai cũng nên biết

CÁC LOẠI SỔ ĐỎ THƯỜNG GẶP 

1. SỔ THẾ CHẤP NGÂN HÀNG 

1.1 GIẢI CHẤP
+ Giải chấp: Khách hàng quyết toán số nợ gốc và lãi, phí phạt (nếu có).
+ Khách hàng nên báo ngân hàng 1 ngày trước khi nộp tiền nhằm đảm bảo sau khi nộp tiền là có thể nhận sổ ngay sau đó.
+ Nhận sổ và các giấy tờ phí ngân hàng kèm theo.
1.2. XÓA CHẤP
+ Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ: Văn đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa.
+ Cơ quan có thẩm quyền xóa thế chấp: Văn phòng đăng ký đất đai và Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai.
+ 1 bộ hồ sơ gồm:
- Mẫu đơn yêu cầu đề nghị xóa thế chấp (Theo mẫu số 03/XĐK - Văn bản đồng ý xóa chấp - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ)
- Giấy ủy quyền cho người làm hồ sơ (có chứng nhận của Xã, Phường, Huyện).
1.3. THỜI GIAN VÀ KẾT QUẢ
+ Thời gian giải 3 - 5 ngày làm việc.
+ Nhận sổ đỏ có đóng dấu xác nhận đã xóa thế chấp.


2. SỔ CHƯA HOÀN THÀNH NGHĨA VỤ TÀI CHÍNH
+ Có 3 khoản nợ thường gặp
2.1 Lệ phí trước bạ nhà, đất
+ Lệ phí trước bạ nhà đất thường được tính như sau:
- Lệ phí trước bạ đất = Giá đất x Diện tích đất x 0,5% - Lệ phí trước bạ nhà = Giá nhà x Diện tích sàn sử dụng x Tỷ lệ chất lượng nhà x 0,5% + Giá đất và giá nhà sẽ được tính theo bảng giá do UBND tỉnh, thành phố ban hành tại thời điểm bạn nộp lệ phí. + Thông thường diện tích nhà, đất sẽ được cơ quan thuế tính căn cứ theo thông tin trên sổ đỏ. + Diện tích nhà sẽ tính theo tổng diện tích sàn sử dụng.
2.2 Thuế chuyển quyền
+ Thường là tính cho người mua coi như nộp thuế thu nhập cá nhân thay người bán.
+ Thuế chuyển quyền đất = Giá đất x Diện tích đất x 2% + Thuế chuyển quyền nhà + đất = (Giá đất x Diện tích đất) + (Tổng giá trị nhà x Diện tích sàn sử dụng) x 2%
2.3 Tiền sử dụng đất + Số tiền này thường sẽ rất lớn vì áp theo tỷ lệ 100%, 50% tùy từng trường hợp cụ thể.
+ Tiền sử dụng đất = Giá đất x Diện tích đất x Tỷ lệ % phải nộp
+ Giá đất cũng sẽ được tính theo bảng giá do UBND tỉnh, thành phố ban hành tại thời điểm nộp tiền sử dụng đất.
+ Diện tích đất thường là toàn bộ diện tích được ghi nhận trên sổ đỏ.
+ Tỷ lệ % phải nộp: Lúc nhận sổ có kèm theo một Quyết định của UBND quận, huyện, đằng sau quyết định sẽ có danh sách tên cụ thể những ai phải nộp tiền sử dụng đất và nộp bao nhiêu %.
+ Lưu ý là cách tính trên là cách tính cơ bản và với các trường hợp phổ biến, có thửa đất thuộc trường hợp đặc biệt hơn hoặc được miễn, giảm. Ví dụ: Gia đình chính sách...
3. SỔ CHUNG CHƯA TÁCH
+ Trường hợp đáp ứng điều kiện tách sổ: Tối thiểu mỗi thửa đủ 30m, rộng tối thiểu 3m.
+ Có ngõ đi tối thiểu 1 - 2m trở lên.
+ Nếu đủ điều kiện về diện tích tối thiểu thì sẽ thực hiện thủ tục tách thửa đất theo quy định tại Điều 75 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về trình tự, thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất. Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK - Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
- Nộp hồ sơ: Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh quy định.
- Đóng lệ phí địa chính (mức thu do HĐND cấp tỉnh quyết định). Nếu là hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn thì không phải nộp lệ phí địa chính.
- Thời hạn giải quyết: không quá 15 - 30 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
+ Trường hợp đặc biệt không tách, không đồng sở hữu thì vi bằng là phương án tối ưu.
4. SỔ KHÔNG THỂ HIỆN LỐI ĐI, THÔNG SỐ KỸ THUẬT
+ Trường hợp này không phổ biến nhưng cần giải quyết triệt để.
+ Trích lục thửa đất, thể hiện rõ đường đi, thông số kỹ thuật trước khi giao dịch.
+ Đo đạc, kẻ vẽ, có chữ ký xác nhận các hộ liền kề, nộp hồ sơ về VPĐKĐĐ để hiệu chỉnh bổ sung. + Tránh tối thiểu rủi ro bị bịt lối đi, bị che chắn bởi các công trình công cộng..
5. CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT
+ Chuyển mục đích sử dụng đất là sự thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu: Đất vườn, đất nông nghiệp, hiểu đơn giản là đất nông nghiệp và phi nông nghiệp.
+ Nộp hồ sơ về văn phòng đăng ký đất đai: Gồm
- Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01.
- Sổ đỏ gốc - Hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước.
- Thời gian nhận và trả kết quả 15 đến 30 ngày làm việc.
- Tiền sử dụng đất phải nộp = Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở
-Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp. (Theo khung giá).
6. SỔ ĐỒNG SỞ HỮU
+ Sổ hồng chung hay còn gọi đồng sở hữu: Cấp và công nhận quyền sở hữu theo hình thức sở hữu chung từ 2 người đứng tên trong sổ mà không phải có quan hệ vợ hoặc chồng/con của người đứng tên chủ sở hữu.
+ Sổ đồng sở hữu còn có trường hợp diện tích không đáp ứng điều kiện tách sổ riêng, lập đồng sở hữu 2 sổ, mỗi nhà 1 sổ có giá trị tương đương.
+ Các trường hợp liên quan đến sổ đỏ sẽ yêu cầu các gia đình cùng đồng sở hữu ra ký.
+ Hạn chế: Khó thế chấp, cầm cố.
7. MUA BÁN CHƯA SỔ
+ Xét thực trạng Bất động sản có đủ điều kiện cấp sổ hoặc không? + Lý do và thực trạng tồn tại
+ Trong trường hợp đủ điều kiện thì ra cơ quan công quyền kê khai và xin cấp sổ lần đầu.
+ Trường hợp chờ thời cơ hoặc kẹt thì lập vi bằng. + Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
+ Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Trân trọng!

Tin cùng chuyên mục