Menu

Thao túng tâm lý - Cách phòng chống

11:56 - 22/06/2023

– Tâm lý được xem là trạng thái cảm xúc của con người, nó bao gồm suy nghĩ, ý chí và cảm xúc của mỗi cá nhân. Tâm lý được xem là phương thức hữu quan để điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người. 

1. Khái niệm thao túng tâm lý:
1.1. Khái niệm tâm lý: 
– Tâm lý được xem là trạng thái cảm xúc của con người, nó bao gồm suy nghĩ, ý chí và cảm xúc của mỗi cá nhân. Tâm lý được xem là phương thức hữu quan để điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người. 

– Tâm lý có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống của mỗi cá nhân.

+ Thứ nhất, nó giúp cá nhân hành động một cách đúng và chuẩn xác theo mong muốn của chính mình. Như đã nói ở trên, tâm lý điều chỉnh hành vi. Nó được xem là thành quả của cảm xúc và bản lĩnh con người. Tâm lý vững vàng, con người sẽ hành động một cách chắc chắn. Ngược lại, tâm lý không vững, cá nhân sẽ dễ bị lung lay bởi những ý kiến và mọi người xung quanh, không tự điều chỉnh được các sự việc khách quan theo mong muốn và ý chí của bản thân. Ví dụ, một người có tâm lý vững, họ sẽ biết bản thân muốn gì, làm gì; họ nhận định được đúng sai và đi theo hướng mà lý trí bản thân cho là đúng, không dễ bị lay động bởi lời nói hay sự tác động của các cá nhân, chủ thể bên ngoài. Người có tâm lý không vững, sẽ rất dễ bị lay động bởi sự phân tích, dẫn giải của người khác; họ không giữ vững được lập trường của mình, dễ thay đổi quyết định, lập trường theo lý lẽ, sự chỉ dẫn của người khác. 
+ Thứ hai, tâm lý giúp con người ta sống tinh tế và nhạy cảm hơn. Phân biệt được đúng sai ở đời. Tâm lý giúp họ cảm nhận được những chiều hướng cảm xúc tốt xấu xung quanh, từ đó lựa chọn cho bạn thân những phương hướng cảm xúc cùng tần số với mình. Tâm lý là phần ẩn sâu bên trong mỗi con người. Nó chứa đựng cảm xúc, ý chí và mong muốn sống của mỗi cá nhân. Nếu là một người có chiều sâu tâm lý, cá nhân sẽ cảm nhận được sâu sắc các sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh mình. Từ đó sẽ đưa ra hướng đi đúng đắn và thực tế cho bản thân, bảo vệ được lợi ích cho chính mình từ môi trường xung quanh.

+ Thứ ba, tâm lý định hướng lên cảm xúc, hoạt động mang tính lý trí của con người. Tâm lý là nội tâm dào dạt bên trong mỗi cá nhân, là phần cảm xúc và ý chí khó nắm bắt nhất. Nó giúp mọi người biết phải làm gì để thuận theo mong muốn của bản thân.

Có thể nói, tâm lý là tổng quan của mạch cảm xúc, ý chí và suy nghĩ của mỗi cá nhân. Nó là tổng thể những thành phần đặc tính của con người hội tụ. Nó điều chỉnh hành vi, giúp các cá nhân tìm được định hướng hoạt động cho chính mình. Tâm lý điều chỉnh hành vi, bởi nó là sự hội tụ của ý chí và mong muốn của một chủ thể độc lập. 
1.2. Khái niệm thao túng tâm lý:
– Thao túng tâm lý là hình thức lạm dụng tâm lý, ảnh hưởng quá mức tới người khác thông qua việc bóp méo tinh thần và bạo hành tâm lý, cảm xúc với mục đích chiếm lấy quyền lực, quyền kiểm soát, lợi ích hoặc đặc quyền của nạn nhân. Đây được xem là hành vi kiểm soát tâm lý của người khác, buộc họ phải thuận theo suy nghĩ và mong muốn của mình. 
– Thao túng tâm lý là một loại ảnh hưởng xã hội nhằm mục đích thay đổi hành vi hoặc nhận thức của người khác thông qua các chiến thuật gián tiếp, lừa đảo hoặc âm thầm. Bằng cách thúc đẩy lợi ích của người thao túng, thường bằng chi phí của người khác, các phương pháp như vậy có thể bị coi là bóc lột và sai lệch.

– Hiện nay, thực trạng thao túng tâm lý đang diễn ra khá phổ biến. Những đối tượng xấu sẽ thực hiện thao túng, kiểm soát tâm lý của người khác, để buộc họ phải thực hiện theo mong muốn của bản thân mình. Họ dùng lời lẽ, cách dẫn dắt khôn khéo để cá nhân khác thuận theo lời họ nói, lung lay ý chí vốn sẵn. Từ đó, họ cho vào đầu óc, tâm lý của các cá nhân này những lời lẽ mang tính chất dẫn dắt, để họ tin vào những điều đối tượng này nói, làm theo những gì đối tượng này hướng dẫn. Những người bị thao túng, dẫn dắt tâm lý sẽ không còn nhận thức được hành vi, suy nghĩ của mình một cách khách quan nữa. Họ bị phụ thuộc vào những đối tượng thực hiện hành vi thao túng. Nạn nhân sẽ không nhận định được đúng sai, đôi khi không đưa ra được những quyết định độc lập liên quan đến những sự kiện, hoạt động xảy ra xung quanh cuộc sống của bản thân. 
 Thực chất, khi một đối tượng thực hiện hành vi thao túng tâm lý đối với người khác, thì mục đích hoạt động mà họ đưa ra hoàn toàn tiêu cực. Họ thao túng tâm lý của người khác nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, hoặc buộc những nạn nhân bị thao túng tâm lý thực hiện theo mong muốn của họ. Do đó, hành vi thao túng tâm lý đưa đến những tác hại, ảnh hưởng xấu cho nạn nhân và xã hội:
+ Đối với nạn nhân bị thao túng tâm lý: Họ sẽ không điều chỉnh được hành vi của mình. Tâm lý của họ sẽ không thuận theo cảm xúc và ý chí tự nhiên vốn có. Họ làm những điều mà bản thân không phân biệt được đúng sai, cảm xúc, nhận thức mụ mị, mọi việc họ làm đều mang tính chất bị ảnh hưởng dẫn dắt từ người khác. Điều này khiến cho cuộc sống của họ bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi mà họ không có cho mình được cảm quan sâu sắc về cuộc sống, không có nền tảng tâm lý ổn định, họ sẽ luôn bị những đối tượng xấu dẫn dắt tâm lý, thực hiện những hành vi mang tính chất tiêu cực.

+ Đối với xã hội: Hành vi thao túng tâm lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an ninh và an toàn xã hội. Khi mà hành vi thao túng tâm lý thường xuyên xảy ra, dẫn dắt công dân thực hiện hành động xấu, tiêu cực, khiến đời sống xã hội trở nên bất ổn. Đặc biệt, trong thời kỳ cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 lên ngôi, mạng internet phát triển bùng nổ, những hành động, ngôn từ đồi trụy rất dễ ảnh hưởng đến giới trẻ. Đặc biệt là những bạn trẻ đang ở giai đoạn phát triển, nhận thức về cuộc sống còn hạn chế, tâm lý chưa vững, nên rất dễ bị lôi kéo, theo túng tâm lý từ những thành tựu tiêu cực xung quanh. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ (khi tâm lý của chúng bị bơm nhiễm những suy nghĩ và hành động xấu); khiến bố mẹ, thầy cô hoang mang, mệt mỏi, lo lắng. Hơn tất cả, thao túng tâm lý ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của một quốc gia, khi tâm lý người dân bị kiểm soát và điều khiển, không theo định hướng tốt đẹp, nhân văn vốn có của thuở sinh khai.
2. Cách thao túng tâm lý người khác:
Thao túng tâm lý ảnh hưởng nặng nề đến lợi ích và sự phát triển của cá nhân và xã hội. Vì vậy, mỗi cá nhân cần cập nhập cho mình về những dấu hiệu của hành vi thao túng tâm lý, để từ đó phòng tránh, bảo vệ bản thân khỏi những chiêu trò tiêu cực này. Dưới đây là các cách thức tâm lý mà các đối tượng xấu thường sử dụng để kiểm soát tâm lý của người khác. 

– Thứ nhất, kẻ thao túng tâm lý sẽ thực hiện gây hấn thụ động: Khi có hành vi gây hấn thụ động, kẻ thao túng không thể hiện cảm xúc tiêu cực trực tiếp các vấn đề với người đó. Thay vào đó, họ tìm những cách gián tiếp để thể hiện sự tức giận của mình và làm suy yếu đối phương. Ban đầu người thao túng tâm lý thường sẽ đồng ý với một dự án hoặc kế hoạch nào đó, sau đó họ bắt đầu tìm kiếm cách thể hiện bày tỏ gián tiếp để cho người kia biết rằng họ không thực sự muốn làm điều đó như: Sử dụng sự hài hước, châm biếm, im lặng để đối xử với đối phương; cố ý trì hoãn trong việc thực hiện các hoạt động liên quan đến đối phương và kẻ thực hiện hành vi thao túng tâm lý; họ cố tình nói với đối phương những ngôn từ liên quan đến sự thất vọng, không hài lòng, để khiến đối phương trở nên mất niềm tin vào bản thân, buồn bã, hoang mang. 

– Thứ hai, bạo hành tâm lý nạn nhân: Những đối tượng thực hiện hành vi thao túng tâm lý sẽ thực hiện cách thức bạo hành tâm lý nạn nhân. Họ sẽ gián tiếp nói xấu, bôi nhọ danh dự, uy tín của nạn nhân, khiến hình ảnh nạn nhân trong mắt mọi người xung quanh trở nên xấu và tiêu cực. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý nạn nhân. khiến họ thất vọng, mệt mỏi, không tin vào cảm xúc, ý chí của chính mình. Đôi khi, những kẻ này đẩy nạn nhân vào tình trạng thấy có lỗi, khiến họ thấy bản thân là người xấu. Điều này giúp các đối tượng thao túng dễ dàng tiếp cận tâm lý và làm lung lay tâm lý của họ.
– Thứ ba, so sánh nạn nhân với người khác:  Đây là hình thức khiến nạn nhân cảm thấy không an toàn và tự ti khi bị so sánh. Họ thậm chí có thể tuyển dụng,  thay thế người khác để gây áp lực cho nạn về mặt cảm xúc hay khía cạnh nào khác.

Như vậy, có thể thấy, hành vi thao túng tâm lý là cách mà những đối tượng xấu thực hiện những thủ đoạn tinh vi, tác động trực tiếp vào tâm lý nạn nhân, tạo áp lực cho họ, khiến họ thiếu niềm tin vào cảm xúc và ý chí của ban thân, từ đó giúp chúng dễ dàng thực hiện hành vi kiểm soát, thao túng tâm lý của họ. 

Tin cùng chuyên mục