Menu

Hãy đọc cái này trước khi mở quán kinh doanh hàng ăn.

00:09 - 16/06/2020

Công sức mình suy nghĩ, tổng hợp, biên soạn, viết bài chia sẻ rất lâu, để thành công trong lĩnh vực kinh doanh hàng quán ăn của chính bản thân mình, cớ sao bạn không đủ kiên nhẫn đọc hết bài viết này nhỉ)

ĐỂ MỞ QUÁN ĂN DOANH THÌ ĐỌC HẾT 
Người chủ kinh doanh cần đọc hết bài viết này.
(Công sức mình suy nghĩ, tổng hợp, biên soạn, viết bài chia sẻ rất lâu, để thành công trong lĩnh vực kinh doanh hàng quán ăn của chính bản thân mình, cớ sao bạn không đủ kiên nhẫn đọc hết bài viết này nhỉ)
************
Hầu hết những bạn Chủ quán, từ nhỏ đến lớn mà mình có dịp tiếp xúc, thì hầu hết đều là tay ngang làm ngành khác đầu tư vào, hay chuyển ngành nghề, người làm công công ty, nhân viên văn phòng hay công nhân, người đi xuất khẩu lao động về...
Sau đó có tự tìm hiểu về lĩnh vực hàng quán ăn rồi tự làm, hay thuê đầu bếp về làm cho mình hay có học thêm khóa nấu ăn cơ bản ở trung tâm, hay có tìm thầy là mấy ông đầu bếp để dạy mình nấu, rồi đứng ra mở tiệm.
Một số khác thì từng có thời gian phụ ở quán ở các vị trí như rửa bát, thu ngân, pha chế, nấu nướng ... rồi cũng ra lập nghiệp riêng.

Vì sao 80-90% lại thất bại, đóng cửa, sang nhượng từ 3-6tháng???
Tất cả là do bạn nóng vội, kinh tế chưa chuẩn bị vững vàng (chưa tích lũy đủ hay không dự trù vay mượn thêm) làm dè dặt, vừa làm vừa đắn đo, không có 1 người nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng quán ăn hướng dẫn, chỉ bảo tận tình chu đáo.

* Mình sẽ phân tích cho các bạn các sai lầm trên trong định hướng khởi nghiệp:

- 1. Các bạn tự tìm hiểu mạng, youtube, sách báo, rồi nghĩ mình làm được, làm tốt, làm ngon, tự mở cửa hàng tự nấu, tự kinh doanh bán hàng thu tiền khách. Xin thưa các bạn, khách hàng là người ăn, họ mất tiền để thưởng thức chứ không phải là chuột bạch cho ta thử nghiệm tay nghề.
Có thể mới khai trương quán khá đông khách vì tính hiếu kỳ, tò mò của khách. Nhưng sau đó các món nấu ra không đều tay, không có kinh nghiệm mua sắm nguyên vật liệu đầu vào, kinh nghiệm chế biến, kinh nghiệm bảo quản đồ, tính toán doanh thu lợi nhuận kinh doanh, ... thất bại 95%

- 2. Tay ngang chuyển sang làm, nghĩ là thuê đầu bếp về làm được, có thể quen người đầu bếp đó trước khi về làm, họ hứa làm tốt, giúp đỡ, gây dựng, sau quá trình làm mới phát sinh vấn đề, nảy sinh mâu thuẫn. Gặp nhiều đầu bếp cậy mình là sức lao động chính thể hiện, chủ đi thuê người làm mà phải quỵ lụy, nhiều khi chiều bếp như chiều vong, nhịn như nhịn cơm sống, lúc đó không hiểu mình là chủ hay là người làm thuê nưã. Gặp nhiều ông bếp khệnh khạng, làm không vừa ý là dỗi, hơi tý doạ nghỉ ...
Tất cả cũng do không có sự chuẩn bị tốt về kiến thức kinh doanh, kinh nghiệm quản lý nhà hàng, kỹ năng làm bếp nên bị đầu bếp hay người làm bắt nạt, vui thì ở, không vừa thì đi. Mà vừa làm mà thay bếp liên tục là thất bại của cửa hàng ...
Chủ chưa biết gì mà tự mở kinh doanh, không tìm hiểu học hỏi kiến thức, không nắm được đằng chuôi rồi hãy thuê bếp, phụ thuộc hoàn toàn ... thì thất bại đến 80%

- 3. Mua công thức trên mạng, học online cho rẻ tiền tiết kiệm, hay đi học ở trung tâm dạy nghề, dạy công nghiệp, học sinh như vịt học, không thực tế ... hay đi học của mấy bạn làm bếp học lỏm được công thức của nhà hành, sau đó rao bán công thức. Uh thì các bạn đầu bếp nấu ăn trình diễn rất ngon (nhưng bạn biết đâu phía sau họ là cả 1 ekip lăng xê, chụp ảnh, làm video, chỉ tập trung vào kiếm khách, kiếm tiền) nhưng họ chả biết kinh doanh là gì, chưa buôn bán, tiếp xúc khách hàng, chưa đứng lên làm chủ kinh doanh, chưa va chạm lĩnh vực hàng ăn... để kinh doanh thành công không đơn giản, đầu tiên công thức ngon, khác biệt và chuẩn. Vì sao đầu bếp nấu ăn ngon, mở quán thường thất bại, sau khi cụt vốn lại đi làm thuê. Vì họ không hiểu tâm lý phục vụ khách hàng và để kinh doanh thành công 1quán ăn cần những gì.
Nhưng công thức chỉ là một yếu tố, để thành công cần rất nhiều yếu tố khác: phục vụ khách hàng nhiệt tình, nhanh nhẹn, niềm nở; vệ sinh hàng quán ăn sạch sẽ từ bàn ghế, bát đũa, khu bếp ..; để ra 1 món ăn ngon trong khi khách chờ đợi cần biết cách xử lý, nói chuyện, giao tiếp khách hàng...kể cả khi bán được hàng, còn sự cạnh tranh (đố kị, xử lý) của các quán khác, mở trước và sau mình; sự quản lý của công an phường (đừng nghĩ làm ăn chân chính thì công an không xờ tới nhé), an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, đội bảo kê ????...

Còn học mấy trung tâm công nghiệp dạy 1ngày xong, dạy 1 lúc mấy chục học viên, sau về mở quán, tất cả chả biết gì, chả hiểu gì, tự chuẩn bị mọi thứ rối bời thừa thiếu lung tung, lúc bắt tay làm mới thấy nhiều vấn đề chả biết kêu ai, hỏi ai, xử lý ra sao ... xác định vỡ trận banh xác.

Học mấy ông bếp bán công thức, chưa bao giờ mở quán, kinh doanh là gì, chỉ biết chủ bảo làm 1 món ăn ngon, là làm ngon, nhưng đâu biết đó là khách hàng của chủ, là các mối quan hệ và đối tượng khách hàng đó, sau về quê mở thất bại toàn tập. Do họ chả hiểu kinh doanh là gì, ẩm thực từng vùng miền (kể cả xóm làng) như nào, cứ nghĩ mình nấu là giỏi nhất, không chju tiếp thu học hỏi, áp đặt những cái vô lý, món ăn trên trời ở Hà nội, Hcm ... về vùng quê, không có kinh nghiệm thực tiễn tư vấn cho người chuẩn bị mở quán, chỉ áp đặt chỗ mình làm trước kia vào chỗ mới mà không chju đầu tư, tìm tỏi, suy nghĩ. Người chuẩn bị mở quán thấy ng ta là siêu sao, lung linh, thấy hào quang trên mạng, hoá ra toàn ảnh ảo, sáo rỗng ... vì mỗi người một điều kiện, mỗi địa điểm lại có phương thức kinh doanh khác nhau, tin vào, nguy cơ sập tiệm 60-70%

Bạn biết đầu tư ngành hàng ăn là sẽ rất có lãi, vì con người có ăn rồi mới có mặc. Không tiền cũng phải ăn, đói là phải ăn, chả ai nhịn được.

Nhưng vì sao hàng ăn 100 người đầu tư thì 60-70% rơi rụng từ 2-4 tháng, một số làm mãi không có lãi, càng làm càng âm tiền mặc dù khách đông, sau nản cũng bỏ.

Chỉ có khoảng 5-15% là thành công.
Vì sao tỷ lệ thành công của ngành hàng ăn lại thấp vậy. Vì sao cứ hàng năm lượng người lao vào và lượng người thanh lý lại rất rất nhiều.

***********
Tất cả đều do điểm yếu là: Kinh Nghiệm và Tài Chính.
Về Kinh Nghiệm:
Do đó tại sao những người đã từng thành công, rất chật vật thời gian đầu, khi đã phát triển được 1 cơ sở rồi. Họ lên rất nhanh, thành công dồn dập đến, có thể phát triển chi nhánh 2-3-4 rất nhanh và dễ thành công. Vì họ có kinh nghiệm, đã trải qua những nỗi đau thương trường ...mà không phải ai cũng hiểu.
- Khi họ trải qua nhiều thứ rồi, họ hiểu tâm lý khách hàng và bài học kinh doanh, do đó họ muốn truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, chia sẻ những câu chuyện từng trải, giúp các bạn trẻ bước chân vào nghề đỡ bỡ ngỡ, đỡ vấp ngã, có cơ sở nền tảng kinh doanh thành công sau này.
Hãy tìm được 1 người thày tận tâm, sẵn sàng chia sẻ như thế. Bạn sẽ có 50% cơ hội kinh doanh thành công (còn lại là do bạn). Nhưng mình thấy sau này những người đã sáng suốt như vậy thường rất phát triển và thành công hơn người thày. Đó là điều mình đáng mừng, đáng quý nhất.

Về Tài Chính:
Kinh doanh hàng ăn là lĩnh vực đầu tư, mà đầu tư là lâu dài, không phải một phát ăn ngay, dễ dàng lấy tiền của thiên hạ được. Do đó các bạn hãy chuẩn bị vững vàng về tài chính trước khi làm. Đừng nghe mấy ông bốc phét nói 30-40 triệu là mở được quán ăn. Xin lỗi bạn, không đơn giản được.
Làm hàng ăn là một nghề kiếm tiền, phát triển và làm giàu được mà bạn chuẩn bị sơ sài, qua loa ...như vậy thì thành công sao???

************
Để mở một quán ăn, một nhà hàng thành công, cần dựa trên những căn cứ nào để ước lượng vốn mình bao nhiêu là hợp lý, tránh đâm đầu vào đá với khoản vốn quá nhỏ, và bạn sẽ chết vì vận hành khi quán hoạt động, thiếu vốn, lo chạy vạy từng tý, có những phát sinh không giải quyết được, tâm lý nản và thất bại.

Dĩ nhiên, số liệu con số chính xác không có được vì nó phụ thuộc quy mô bạn mở, mô hình bạn chọn, và khu vực bạn mở.

1. Chi Phí Mặt Bằng
Rõ ràng, cái này là thấy ngay trước mắt.

Thứ 1, 1 điều ít ai chú ý, và thường không có kinh nghiệm. Là bạn sẽ cần tái tu bổ thường xuyên, nên phải có 1 khoản dự phòng cho việc này, chưa kể nhiều khi làm vài tháng, trong quá trình hoạt động có những điểm không hợp lý, cần phải tái sửa chữa lại quán, làm lại menu biển hiệu, bổ sung đèn biển quán, thêm đồ đạc vật dụng để thu hút khách hàng, nếu lúc đó hết tiền thì...

Thứ 2, 1 điều nữa là để quán thu về đủ vốn đã đầu tư ban đầu, bạn phải giữ được mặt bằng ít nhất 3 năm trở lên, tức khi thuê phải chú ý thuê dài hạn MB, cũng đồng nghĩa thực tế tiền cọc và tiền ứng trước khoản thuê sẽ lớn. Tuy vậy không phải có mặt bằng là xong, mà còn sửa sang trang trí quán phù hợp, sửa và thiết kế khu bếp vận hành hợp lý, menu biển hiệu, đường điện nước .... cũng rất nhiều tiền, chưa kể chi phí marketing kéo khách đến quán.

Vì khoản phí này nặng nếu bạn cần đủ vốn an toàn, nên người kinh doanh lâu năm, ai cũng nói ngành này cần nhiều vốn là vậy,
Chứ khi đến khoản đóng tiền nhà tiếp theo, lo chạy vạy từng đồng khổ ơi là khổ. Mấy tháng đầu là kéo khách, thu hút khách nên chưa để ra được ngay khoản tiền lớn cho bạn dc, không bù lỗ là may đó bạn.

2. Chi phí sửa chữa lại mặt bằng
Nhiều nơi phải làm lại cả cống thoát nước, đập cả mặt bằng vì hư hỏng do người thuê cũ làm, hay sửa chữa lại theo mô hình mình mong muốn. Mới đầu tính toán hết ít, càng vẽ ra càng nhiều tiền, mỗi thứ cố 1 ít, thành ra rất nhiều. Chi phí này càn bảo đảm hợp lý hài hoà là được.

3. Chi phí decor, trang trí mặt bằng:
Thường gồm: Bàn thờ thần tài, chi phí dán và vẽ Tường, Đồ Decor phong thủy: cây kim tiền, mèo vẫy ...
- Tủ Kệ Treo Tường
- Tivi (nếu cần)
- Hộp đèn (nếu cần nổi bật buổi tối)
- Hệ thống quạt làm mát
- Vẽ trang trí tường, đèn điện trang trí ....
Thực tế nếu bạn khoán hết cho 1 đơn vị thi công thiết kế nội thất, thì lọ cân tất hết, bạn chỉ trả 1 khoản phí duy nhất mà thôi.

4. Chi phí lắp đặt quầy thu ngân, quầy bán hàng, setup bếp, camera, phần mềm quản lý, tivi loa đài, máy chiếu ...

5. Chi phí hoạt động, đăng ký kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm quán:

- Nếu đăng ký hộ cá thể, bạn đóng khoán phí hàng tháng.
- Nếu đăng ký doanh nghiệp (phải nhắm liệu có thể mua NVL có hóa đơn đầu vào không, vì chỉ mua nhiều mới có) thì đăng ký dạng doanh nghiệp, đóng thuế môn bài và hàng năm đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nếu đi dạng doanh nghiệp, thì nên dự trù khoản phí cho việc báo cáo thuế hàng tháng, phí thành lập công ty,... tầm 10tr lo hoàn tất cho việc này.
- Phí đăng ký bảo hộ Logo và tên thương hiệu quán (thường 2 - 3tr cho việc đăng ký bảo hộ)
- Phí bảo kê/tháng (nên đi dò la trước)
- Phí an ninh đô thị, công an phường/tháng (không bạn bị hốt xe, biển hiệu, bị loa đài quấy nhiễu, cấm hoạt động ... là chết đứng).
- Phí khám sức khoẻ, vệ sinh an toàn thực phẩm 1 lần đầu, 3 năm sau đổi giấy và dự trù khoản người ta đến kiểm tra lại (1 năm có thể 2 lần, bạn đừng nghĩ có giấy attp rồi mà thoát nhé, ng ta sờ gì cũng ra vấn đề của quán bạn ngay).

6. Chi phí mua NVL ban đầu và công cụ dụng cụ phù hợp:

Đã xác định làm quán, mua và chuẩn bị nguyên vật liêu ban đầu cần số lượng lớn phục vụ hàng trăm lượt người chứ không phải nấu ăn cho gia đình.
Mua lắt nhắt, tủn mủn, xờ đâu thiếu đấy, chạy loạn lên ... là hỏng.

Hãy tính toán kỹ khoản này nhé. Cũng kha khá đấy:
- Nguyên vật liệu cơ bản: mắm, muối, mỳ chính, đường, tương ớt, nước tương, dầu hào, tiêu, tăm, giấy ...
Nguyên vật liệu hoạt động: hành, gừng, tỏi, đồ nấu theo quán: xương, thịt, cá, tôm, ... cái này cũng tính toán để nhập hàng hợp lý vớil lượng bán ra, tránh để tủ lâu ngày, ăn không ngon mất khách.

Nên dự trù dư ra, để đảm bảo kể cả khi quán ế khách, NVL đổ bỏ, bạn vẫn còn đủ tiền để tiếp tục nhập NVL về phục vụ khách nhé, nhất là kinh doanh những món ăn dạng thực phẩm tươi, sống.

Mua sắm trang thiết bị cũng rất quan trọng, cái nào cần sử dụng mới mua.
Nhiều người không biết cứ thấy cái gì là mua cái đó, có những cái không bao giờ dùng đến luôn.
Cái gì mua được tiết kiệm thanh lý thì mua cho rẻ, có những cái cần mua mới.

7. Chi Phí Khai Trương quán:

- Chính sách khuyến mãi ngày khai trương
- Chi phí mời khách, tiếp khách

8. Chi Phí Marketing bắt buộc có ban đầu để kéo khách:

Cái này khá quan trọng nhưng nhiều bạn chưa bao giờ kinh doanh, chủ quan, cứ bảo ngon sẽ có khách đến. Đúng rồi, ngon sẽ có khách, nhưng lượng khách dần đến có đủ như kỳ vọng của bạn không. Bạn có đủ kiên nhẫn chờ khách đến trước khi phá sản không. Hàng ngày nấu ra mà thừa thãi ...bạn đổ đi có xót ruột không, mà giữ lại lưu kĩu là mất khách. Đó là 1 vòng tuần hoàn mà ít người thoát ra được.

Bạn cứ nhìn vào những công ty lớn, tập đoàn lớn, mọi ngành nghề lĩnh vực ...vì sao họ chi nhiều tiền cho ronaldo, messi, nadal, ca sĩ, người mẫu ngôi sao ...để quảng cáo đến vậy. Từ adidas, nike, đến cafe trung nguyên, bột giặt omo hay kem đánh răng ...

Trước khi mở cửa hàng, quán ăn, hãy học cách làm người kinh doanh, người doanh nhân.

Mình gặp rất, rất nhiều người, mình tư vấn rất nhiều, nhưng mọi ng rất chủ quan về vấn đề này, người bảo thủ cũng rất nhiều ...
Mọi người vì thiếu cái này, dẫn đến quán ế khách, cũng không có tiền bung để kéo khách về, dù món ngon, đồ uống hấp dẫn.

Thời buổi hữu xạ tự nhiên hương, lâu lắm!!!
Internet, facebook, zalo, tờ rơi, truyền hình, loa đài, tivi, thi thoảng các chương trình khuyến mãi theo tuần...hãy nhìn những kfc, lotte, hay nhiều tập đoàn nhà hàng lớn mở thêm cơ sở, họ tung các chiêu marketing như thế nào ...để hiểu.

9. Quỹ lương nhân viên hàng tháng: của quản lý, của bếp, người phục vụ, bảo vệ ..tùy mô hình quán mà mình tính toán, dự phòng.

Bạn nên ước lượng 1 khoản tiền đủ khả năng thanh toán lương tối thiểu 3 tháng cho tất cả anh em, để yên tâm là quán vận hành ổn dù ế khách ban đầu, không lo thiếu tiền trả lương người ta.

Chứ người đi làm thuê, đến tháng muốn lấy tiền, (họ cũng khó khăn mới phải đi làm thuê) và gặp người chủ không sòng phẳng họ sẽ chán nản đi tìm việc khác, xã hội hiện nay rất nhiều việc làm, còn người làm được việc thì lại ...hơi ít.

10. Chi Phí Vận Hành khi quán hoạt động
Thường gồm các khoản cơ bản:

- Phí internet, truyền hình cáp (nếu có)
- Phí điện, nước, rác
- Phí in ấn (vouhcer, tờ rơi, bạt biển các chương trình khuyến mại thu hút khách...)
- Phí mua sắm vật dụng quán (bao nylon đựng rác, nước lau sàn, khăn lau bàn...) vì những đồ này rất may hết, hay hư trong tháng
- Chí Phí sữa chữa (đèn, máy lạnh,...) vì nó mở quá nhiều giờ/ngày nên việc hết ga máy lạnh, đèn hư bóng là như cơm bữa, nên dự trù 1 khoản phí dự phòng việc này.
- Chi phí khấu hao: bát vỡ, đũa thìa mất, đồ dùng hỏng theo thời gian ...
- Chi phí giao tiếp, tiếp khách, đãi khách ...
- Chi phí tham gia các hoạt động phường, xã, tổ dân phố, chi phí ủng hộ các quỹ ...

Đến đây, thì mọi người nắm cơ bản các vấn đề cơ bản trước khi mở quán rồi đó.
Nếu bạn dự định mở quán thì giờ là việc của bạn, hãy đi khảo sát thực tế để có chi phí chính xác, lập bảng dự toán chi phí trước khi đầu tư thực tế nhé.

????Hãy tìm 1 người thày, 1 người đàn anh đi trước dìu dắt, hướng dẫn, chia sẻ, truyền đạt giúp các bạn bước chân vào lĩnh vực kinh doanh đầy mê hoặc này.

Thà chết ở ý tưởng trên giấy
Đừng chết ở thương trường
Vì:
Bao nhiêu năm đi làm thuê tích góp,
Đốt trong vài tháng lại đi làm thuê
....rồi sợ đến già!!!

Không phải ai cũng có cơ hội khởi nghiệp lần 2 đâu.

Chúc anh/chị/em nhiều sức khỏe, thành công ☀️
____________
❤️????????
Chia sẻ từ 1 người chủ kinh doanh đã trải qua nhiều biến cố, sóng gió, để trưởng thành.
Muốn giúp nhiều bạn trẻ có nhiều kinh nghiệm hơn, tránh va vấp ngã, để còn làm ăn nuôi vợ con gia đình, tạo dựng 1 ngành nghề, sự nghiệp kinh doanh, kiếm được nhiều tiền cho các mục tiêu lớn của cuộc sống.

Mọi thứ đều có cái duyên của nó. Người gặp người cũng là cái duyên. Người kinh doanh tốt cũng là cái duyên.
Nhưng cái duyên cần dựa trên cái tâm tốt lành của bạn để phục vụ cuộc sống, nhất là trong lĩnh vực hàng ăn này.

Hãy tìm 1 người thày tốt, từ chính cái tâm thiện lành và kiến thức nghề nghiệp vững vàng để dìu dắt.

Hãy chuẩn bị về tài chính vững mạnh (tự có và khoản vay mượn lâu dài)

Hãy đam mê và kiên trì, bạn chắc chắn sẽ THÀNH CÔNG rực rỡ!!!
Bài viết chia sẻ từ fb Nguyễn Quang Minh.

Tin cùng chuyên mục